Những sự cố thường gặp của kho lạnh công nghiệp

Đăng ngày 24 Tháng Hai, 2021 bởi admin - 3822 lượt xem

Kho lạnh cũng có những sự cố trước khi cần đến sự trợ giúp của đơn vị sửa chữa bạn cũng có thể biết được những sự cố đơn giản. Dưới đây là những sự cố thường gặp của kho lạnh công nghiệp và cách khắc phục

Những sự cố đơn giản thường gặp của kho lạnh

  • Liệu có trục trặc gì với cầu chì và hệ thống điện trong nhà không?
  • Nếu gặp trục trặc ở những khâu này thì bạn hoàn toàn có thể tự xử lý.
  • Hệ thống lạnh không hoạt động đúng
  • Trước tiên cần kiểm tra bộ điều khiển nhiệt độ kho lạnh đã ở đúng vị trí chưa?
  • Hệ thống lạnh không hoạt động đúng cũng có thể do kho lạnh đang phải hoạt động quá tải.
  • Không nên làm lạnh những vật phẩm không cần thiết hay đồ khó hư như: bí ngô, hành tây, tỏi, khoai tây, nó sẽ làm cho kho lạnh phải làm việc quá tải và lãng phí nơi chứa không cần thiết.
  • Để thực phẩm nóng bên trong kho lạnh cũng nguyên nhân khiến cho hệ thống lạnh không hoạt động đúng.
  • Ngoài ra bạn hãy kiểm tra xem kho lạnh có để trực tiếp dưới ánh nắng hay nguồn nhiệt hay không?
  • Cửa kho lạnh đã đóng kín hoàn toàn chưa? kho lạnh có bị đóng mở quá nhiều hay không?
  • Nếu kiểm tra không có dấu hiệu nghi ngờ nào thì bạn hãy gọi dịch vụ sửa chữa để khắc phục sự cố. kho lạnh phát ra tiếng ồn Nếu kho lạnh không được đặt trên nền vững chắc và không được lắp đặt đúng thì khi hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn.
  • Vì thế bạn cần kiểm tra kĩ vấn đề này.
  • Ngoài ra, hãy xem liệu có vật gì đụng vào kho lạnh hay không?
  • Hơi nước tạo thành bên trong và bên ngoài vỏ kho lạnh Sự ngưng tụ hơi nước có thể xuất hiện bên trên bề mặt vỏ kho lạnh khi độ ẩm cao vào mùa mưa hay việc không khí không tốt.
  • Nếu xuất hiện nơi ngưng tụ bên trong, cần kiểm tra xem cửa tủ có đóng kín hoàn toàn hay không? kho lạnh có mở thường xuyên hay để mở quá lâu không? Có quá nhiều thực phẩm nóng bên trong kho lạnh hay không?
  • Nếu kiểm tra không có dấu hiệu nghi ngờ nào thì bạn hãy gọi dịch vụ sửa chữa để khắc phục sự cố.

Sự cố thường gặp của kho lạnh

Những sự cố thường gặp cách khắc phục

1. Hiện tượng lọt ẩm

– Không khí trong kho lạnh có nhiệt độ thấp. Khi tuần hoàn qua dàn lạnh thì một lượng nước được ngưng tụ lại. Vì vậy phân áp suất hơi nước không khí trong buồng nhỏ hơn so với bên ngoài. Vì vậy hơi nước có khuynh hướng thẩm thấu vào phòng qua vách tấm cách nhiệt.
– Đối với kho xây, hơi ẩm khi xâm nhập có thể làm ẩm ướt lớp cách nhiệt làm giảm tính chất cách nhiệt của vật liệu. Vì vậy khi xây kho cần phải được quét lớp hắc ín và lót giấy dầu chống thấm. Giấy dầu chống thấm cần lót 2 lớp, các lớp chồng mí lên nhau và dán băng kéo kín, tạo màng cách ẩm liên tục trên toàn bộ diện tích của kho.
– Đối với kho làm bằng tấm cách nhiệt vì bên ngoài và bên trong kho có lớp tôn nên không có khả năng lọt hơi ẩm. Tuy nhiên cần tránh các vật nhọn làm thủng tấm cách nhiệt dẫn đến làm ẩm ướt tấm cách nhiệt. Vì vậy trong kho lạnh, người ta thường làm các tấm Palet bằng gỗ để tránh trầy xước mặt sàn khi đẩy xe, vật nhọn trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
– Giữa các tấm cách nhiệt khi lắp ghép có các khe hở nhỏ cần làm kín bằng silicon, sealant. Bên ngoài các kho lạnh, người ta còn chôn các cột sắt cao khoảng 0,8 m để tránh bị va đập làm hư vỏ kho.

2. Hiện tượng phù nền do đóng băng

– Kho lạnh bảo quản lâu ngày, hơi lạnh truyền qua tấm cách nhiệt xuống nền đất. Khi nhiệt độ xuống thấp, nước đóng thành đá, quá trình này tích tụ lâu dài làm cho khối đá càng lớn dẫn đến phù nền, phá hủy kết cấu xây dựng của các tấm cách nhiệt.

Cách khắc phục :

Tạo khoảng trống dưới nền của tấm cách nhiệt để thông gió nền :
– Lắp đặt kho lạnh trên các con lươn hoặc hệ thống khung đỡ. Các con lươn thông gió được đổ bằng bê tông hay xây bằng gạch thẻ cao khoảng 100 mm – 200 mm. Bề mặt con lươn dốc về 2 phía 2 % để tránh đọng nước.
Dùng điện trở để sấy nền của tấm cách nhiệt:
– Phương pháp này đơn giản, dể lắp đặt nhưng chi phí vận hành cao. Hiện nay ít sử dụng.
Dùng các ống thông gió nền cho các tấm cách nhiệt :
– Đối với kho có nền xây, để tránh đóng băng nền. Biện pháp kinh tế nhất là sử dụng các ống thông gió nền. Các ống thông gió là ống PVC đường kính 100 mm, bố trí cách khoảng 1.000 mm – 1.500 mm, đi zíc zắc dưới nền, hai đầu thông lên khí trời. Trong quá trình làm việc, gió thông vào ống, trao dổi nhiệt với nền đất và sưởi ấm nền, ngăn ngừa đóng băng.

3. Hiện tượng lọt không khí

– Khi xuất hàng hoặc mở cửa thao tác kiểm tra, không khí bên ngoài sẽ thâm nhập vào kho gây tổn thất nhiệt đáng kể và ảnh hưởng đến chế độ bảo quản.
– Gió nóng bên ngoài chuyển động vào kho lạnh từ phía trên cửa và gió lạnh trong phòng ùa ra ngoài từ phía dưới nền của tấm cách nhiệt.
– Quá trình thâm nhập của không khí bên ngoài vào kho lạnh không những làm mất lạnh của phòng mà còn mang theo một lượng hơi ẩm vào phòng và sau đó tích tụ trên các dàn lạnh ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của hệ thống.
Biện pháp khắc phục :
– Sử dụng quạt chắn gió để ngăn ngừa không khí tràn vào kho.
– Khi kho lạnh lớn, người ta xây dựng một phòng đệm tránh không cho không khí bên ngoài vào phòng lạnh.
– Sử dụng các cửa tò vò 600 mm x 600 mm để nhập hàng.
– Sử dụng các màn nhựa được ghép từ nhiều mảnh nhỏ. Các tấm nhựa này có khả năng chịu lạnh tốt và độ bền cao, các mí được gấp lên nhau 1 khoảng ít nhất 50 mm vừa đảm bảo thuận lợi cho người đi lại và khi không có người ra vào thì màn che rất kín.
Tại kho lạnh luôn có hai tác nhân ảnh hưởng đến độ cách nhiệt:
– Dòng nhiệt chuyển động từ môi trường có nhiệt độ cao đến môi trường có nhiệt độ thấp qua vách tấm cách nhiệt.
– Dòng hơi ẩm  (hơi nước) chuyển động từ ngoài môi trường có nhiệt độ cao vào trong phòng lạnh.
Nhiệm vụ của tấm cách nhiệt là :
– Hạn chế đến mức tối ưu nhưng đảm bảo kinh tế nhất cho dòng nhiệt thẩm thấu qua vách tấm cách nhiệt từ ngoài vào phòng lạnh.
– Tránh ngưng ẩm trên bề mặt tấm cách nhiệt cũng như trong vách tấm cách nhiệt vì độ ẩm quyết định tuổi thọ và hiệu quả của tấm cách nhiệt.
– Tấm cách nhiệt chiếm tỷ trọng từ 25 % đến 40 % giá trị công trình. Do đó chọn bề dày tấm cách nhiệt cần chú ý :
– Nếu chọn bề dày tấm cách nhiệt lớn thì đầu tư ban đầu tăng nhưng công suất lạnh cần thiết giảm, chi phí vận hành nhỏ.
– Nếu chọn bề dày tấm cách nhiệt thấp thì đầu tư ban đầu giảm nhưng công suất lạnh cần thiết tăng, chi phí vận hành lớn.
Chiều dày tấm cách nhiệt tối ưu là chiều dày tấm cách nhiệt dẫn đến tổng chi phí cho một đơn vị lạnh là nhỏ nhất.

Trên đây là những sự cố thường gặp của kho lạnh công nghiệp. Mọi nhu cầu về tư vấn thiết kế, cung cấp kho lạnh, thiết kế kho lạnh, lắp đặt kho lạnh của khách hàng hãy liên hệ với công ty TNHH Kỹ thuật IMS Việt Nam để được tư vấn tốt nhất.

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT IMS VIỆT NAM

Địa chỉ: số nhà A41, khu A1, Khu ĐTM Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 024 38 39 89 78 – Hotline: 0978 161 116

Email: imsvietnam2010@gmail.com

Website: imsvietnam.ac.vn

*** Xem thêm dịch vụ của công ty chúng tôi

Hướng dẫn cách lắp đặt kho lạnh giá rẻ

– Chuyên lắp đặt kho lạnh công nghiệp giá rẻ tại Hà Nội

– Mẫu kho lạnh của công ty

Tags: sự cố thường gặp của kho lạnh, su co thuong gap cua kho lanhlắp đặt kho lạnh, lắp đặt kho lạnh công nghiệplắp đặt kho lạnh công nghiệp giá rẻlap dat kho lanh, lap dat kho lanh cong nghiep gia relắp đặt kho đông lạnh