Nguồn chất thải khí trong quá trình sản xuất may mặc

Đăng ngày 25 Tháng Hai, 2021 bởi admin - 6863 lượt xem

* Nguồn phát sinh:
Trong quá trình hoạt động, các tác động đến môi trường không khí chủ yếu là bụi và khí thải từ:
– Hoạt động giao thông vận tải: Vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm,…
– Hoạt động sản xuất: Xả vải, nhập nguyên vật liệu, đóng bao,…

* Đánh giá tác động:

Bụi và khí thải từ hoạt động sản xuất:

ü  Nguồn phát sinh:

Quá trình gia công áo quần được tiến hành bởi nhiều công đoạn. Tại một số công đoạn sẽ làm phát sinh bụi và khí thải. Cụ thể:

– Quá trình cắt, xả vải: Phát sinh bụi vải trong quá trình lôi kéo, cắt vải.

– Quá trình kiểm tra sản phẩm: Sản phẩm may mặc hoàn thành sẽ được kiểm tra chất lượng trước khi đóng gói. Do vậy, công đoạn này phát sinh bụi chủ yếu từ quá trình lật, lộn áo quần để kiểm tra. Lượng bụi phát sinh không lớn, cục bộ, nhưng lại độc hại nếu đi vào đường hô hấp.

ü  Đánh giá tác động từ bụi:

–  Bụi phát sinh là bụi nguyên liệu, không có bụi vô cơ.

–  Theo tính toán của chủ cơ sở, lượng bụi tạo ra tại khu vực cắt và may trung bình vào khoảng 0,1% lượng nguyên liệu sử dụng.

Do các dây chuyền sản xuất có công nghệ tương tự, nên chúng tôi tiến hành tính toán nồng độ bụi tại khu vực sản xuất ở 1 xưởng có khả năng phát sinh bụi lớn nhất. Nhà xưởng được lựa chọn tính toán là xưởng cắt (do công suất sản xuất lớn, diện tích nhà xưởng nhỏ).

Khi đó khối lượng bụi tạo ra hằng ngày trung bình vào khoảng 0,1% x ….. :30 = ….. tấn/ngày = …….. (mg/s).

Công ty cũng đã áp dụng các biện pháp giảm thiểu như:

– Đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ và khép kín.

– Áp dụng các giải pháp quản lý nội vi như: Bố trí các túi vải thu hồi bụi tại những nơi phát sinh nhiều bụi, lắp đặt các hệ thống quạt hút; Quét dọn, thu hồi lượng bụi rơi vãi quanh khu vực phát sinh thường xuyên,…

– Khuyến khích cán bộ công nhân nhà máy sử dụng khẩu trang và các thiết bị bảo hộ cần thiết tại những nơi phát sinh lượng bụi lớn.

Giải pháp:

1. Máy làm mát hơi nước nhà xưởng Máy làm mát hơi nước công nghiệp phục vụ nhà xưởng là thiết bị làm mát tiết kiệm điện năng tiêu thụ và tiết kiệm chi phí vận hành bảo dưỡng so với hệ thống điều hòa công nghiệp. Hệ thống máy làm mát hơi nước sử dụng nước là môi trường làm mát. Không khí ẩm ở môi trường không khí liên tục được hệ thống quạt hút vào qua tấm làm mát cooling pad được làm ẩm liên tục nhờ hệ thống bơm nước tự động được điều khiển. Hệ thống ống dẫn khí dẫn khí mát này vào từng khu vực trong nhà xưởng, tới những khu vực cần làm mát cho người lao động và sản phẩm. Máy làm mát hơi nước cho nhà xưởng. Máy làm mát hơi nước thường được thiết kế lắp đặt bên ngoài nhà xưởng như trên mái nhà đối với máy làm mát hơi nước hướng trục ( là những dòng máy nhỏ ) hoặc lắp đặt máy trên tường hoặc trên các bệ tháp bên ngoài nhà xưởng đối với những dòng máy làm mát hơi nước dòng ly tâm có kích thước. Máy làm mát dùng hơi nước nên thường xuyên bảo dưỡng liên tục để đảm bảo hiệu quả làm mát, tùy từng tính chất của nhà máy mà ta có chu kỳ bảo dưỡng khác nhau, bình thường 3 tháng ta nên bảo dưỡng 1 lần. Máy làm mát hơi nước là thiết bị đặt bên ngoài nhà xưởng có vỏ làm bằng nhựa hay bằng kim loại có độ bền cơ học cao nên tuổi thọ sản phẩm lên tới hàng chục năm.

2. Lắp đặt tấm cooling pad Máy nên đặt trên những khu vực chắc chắn và thuận tiện cho việc đi lại đảm bảo an toàn và dễ dàng cho việc bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế….