Làm thế nào để điều hòa chạy tốt ?

Đăng ngày 24 Tháng Hai, 2021 bởi admin - 2346 lượt xem

Do thiết bị đã qua thời gian sử dụng và không sử dụng trong một thời gian dài nên việc bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị được chú trọng. Do vậy, việc duy tu bảo dưỡng hệ thống điều hòa nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng, kéo dài tuổi thọ của thiết bị và khắc phục sự cố khi thiết bị có hiện tượng.

A. QUY TRÌNH BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CÔNG NGHIỆP

Quy trình bảo dưỡng như sau:

Phần bảo dưỡng bao gồm các bước:

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh áp suất đầu đẩy đầu hút của máy nén.

+ Kiểm tra căn chỉnh hoạt động của máy nén như độ rung lắc, nhiệt độ nước vào và nước ra, lượng dầu làm mát nạp vào máy, quá trình khởi động…

+ Kiểm tra bảo dưỡng đường ống gas, nạp bổ sung gas, dầu cho máy lạnh trung tâm.

+ Kiểm tra hiệu chỉnh tình trạng hoạt động của các thiết bị bảo vệ máy nén: rơ le áp suất cao, rơ le áp suất thấp, rơ le dòng…

+ Đo đạc, kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống điện động lực, điện điều khiển của máy lạnh trung tâm.

+ Tháo dỡ mặt sàng, xúc rửa giàn ngưng, loại bỏ cắu cặn trong giàn ngưng của máy lạnh trung tâm bằng thiết bị chuyên dùng. Vệ sinh giàn lạnh…

+ Kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chỉnh hệ thống giảm chấn của máy nén, máy lạnh trung tâm.

+ Vệ sinh, chạy thử, hiệu chỉnh chế độ hoạt động của các máy lạnh trung tâm.

Phần bảo dưỡng hệ thống bơm nước giải nhiệt:

+ Tháo dơ, kiểm tra, căn chỉnh buồng bơn, cánh bơm, các phớt chặn nước của bơm.

+ Kiểm tra, bảo dưỡng, căn chỉnh, bổ sung dầu mỡ các trục quay, ổ bi, vòng bi bị …

+ Đo đạc kiểm tra độ cách điện của động cơ bơm n­ước , nếu không đảm bảo phải sấy tẩm lại.

+ Kiểm tra, siết chặt các đầu nối điện, đo đạc, hiệu chỉnh chế độ hoạt động của bơm n­ước

+ Vệ sinh thân vỏ, siết chặt đai ốc, bệ đỡ, căn chỉnh hệ thống giảm chấn của bơm.

Phần bảo dưỡng hệ thống tháp giải nhiệt:

+ Kiểm tra, bảo d­ưỡng, hiệu chỉnh động cơ, trục quay tháp giải nhiệt, cân bằng động các cánh quạt, cánh tản nước của tháp

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh chế độ cấp n­ước , ngắt nước tự động của tháp giải nhiệt và bơm cấp n­ước bổ sung

+ Xúc xạc, cọ rửa hệ thống ống và các tấm tản nhiệt, tháo n­ước đánh sạch rêu và cáu cặn trong lòng tháp

+ Vệ sinh, siết chặt các đai ốc thân tháp, căn chỉnh hệ thống giảm chấn của tháp

+ Chạy thử, đo đạc kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống điện và chế độ hoạt động của tháp

B. QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỂU HÒA KHÔNG KHÍ CỤC BỘ

1.1 Quy trình chạy máy điều hòa loại cục bộ:

1. Kiểm tra nguồn điện: điện áp 220V/50Hz, 380V/50Hz

2. Bật aptomat cấp nguồn,

3. Sử dụng điều khiển từ xa đặt ở chế độ làm lạnh,

4. Nhấn nút ON để chạy máy,

5. Điều chỉnh nhiệt độ, tốc độ gió cho phù hợp,

1.2 Quy trình tắt máy điều hòa loại cục bộ

1. Nhấn nút OFF trên điều khiển từ xa để tắt máy,

2. Ngắt aptomat (nếu thời gian dừng máy kéo dài)

C. QUY TRÌNH BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ DÂN DỤNG

Kiểm tra hoạt động của máy, để Remote ở chế độ lạnh, sau đó khởi động cho máy chạy:

– Kiểm tra hiệu suất làm việc của máy.

– Kiểm tra hoạt động của Block và motor quạt dàn nóng.

– Kiểm tra hoạt động của quạt dàn lạnh.

– Kiểm tra hoạt động của quạt đảo.

– Kiểm tra cường độ dòng điện.

– Kiểm tra áp suất cao và áp suất thấp.

Sau khi đã kiểm tra với tình trạng máy hoạt động bình thường thì tắt máy, tắt nguồn và tiến hành theo trình tự sau:

1. Đối với dàn lạnh:

– Tháo mặt nạ, lưới lọc bụi, tháo máng nước, tháo motor quạt đảo sau đó xịt rửa bằng xà bông.

– Thao tác cột buộc bao bảo trì sao cho chắc chắn, dùng khăn khô hoặc bao nylon để che mạch điện tử

– Tiến hành xịt dàn lạnh, không được xịt để nước bắn vào board mạch điện tử, chỉnh áp lực máy bơm vừa phải, tránh trường hợp làm xếp những lá nhôm tản nhiệt khi áp lực nước quá mạnh và nước bắn ra ngoài.

– Xịt quạt lồng sóc dàn lạnh.

Lưu ý: đối với những quạt sử dụng nguồn điện xung thì nên rút nguồn của quạt hoặc dùng tuốcnơvít ghìm lại không cho cánh quạt quay tránh để hư quạt.

– Thông ống thoát nước bằng máy bơm áp lực, phải bảo đảm đường ống thật sự thông thoát.

– Sau khi hoàn tất những bước trên thì tiến hành lắp lại những phần đã tháo gỡ, chỉnh lại cánh đảo gió cho đúng hướng, dùng khăn lau cho sạch và khô nước. Kiểm tra lại quạt chạy có ồn không? Hay gắn lại những phần đã tháo gỡ đúng và đủ chưa? Hoàn thành dàn lạnh.

2. Đối với dàn nóng:

– Tháo gỡ vỏ máy, dùng máy bơm áp lực xịt rửa dàn ngưng tụ, cánh quạt, xịt tia nước theo phương chiều dọc của dàn ngưng tụ (hoặc bằng hoá chất chuyên dùng khi cần thiết).

Lưu ý: khi xịt dàn không được để làm xếp những lá nhôm tản nhiệt.

– Không được xịt hoặc để nước bắn vào môtơ quạt, những mối nối dây điện (domino), khởi động từ, tụ điện, mạch điện tử (nếu có), gắn lại vỏ máy hoàn tất việc bảo trì.

– Sau khi hoàn tất các công việc trên ta cho máy chạy, kiểm tra việc thoát nước và các thông số kỹ thuật.

Ghi chú:

1. Thường xuyên rửa sạch lưới lọc không khí. Thông thường, 2 đến 3 tuần phải rửa sạch 1 lần, Cách rửa như sau: Tháo mặt máy, rút lưới lọc ra, để lưới lọc ở dưới máy nước và phun rửa sạch, lưới lọc làm bằng nilông, không được dùng nước nóng (trên 40oC) để rửa, và không được sây (rửa nước nóng và sấy sẽ bị biến dạng, hỏng). Vẩy khô nước rồi cắm vào mặt máy lắp lại.

2. Bảo vệ tốt phiến toả nhiệt của bộ ngừng toả lạnh và bộ toả nhiệt. Các phiến toả nhiệt ấy làm bằng nhôm 0,15mm lồng vào ống đồng. Nó rất mỏng nên không chịu được sự va chạm. Nếu các phiến nhôm ấy bị hỏng, bẹp thì hiệu quả toả nhiệt sẽ kém đi, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh, do đó cần chú ý bảo vệ.

3. Bảo vệ hệ thống làm lạnh, bên trong hệ thống làm lạnh chứa đầy chất ga làm lạnh, nếu làm hỏng các linh kiện, hoặc ống dấn mà hệ thống làm lạnh gây rò rỉ ga làm lạnh thì máy điều hoà không thể làm lạnh được.

5. Sau khi tắt máy (hoặc mất điện) phải đợi 2 phút sau mới được mở máy nếu chưa đủ 5 phút đã mở máy thì sự thăng bằng áp lực của hệ thống chưa đạt yêu cầu. Nếu lúc ấy khởi động máy thì máy không hoạt động, dòng điện tăng lên rất lớn, sẽ cháy cầu chì hoặc nhẩy áp tô mát, hại máy hoặc hỏng máy điều hoà nhiệt độ.

6. Về mùa hè sau khi máy hoạt động, nhiệt độ sẽ phải hạ xuống nhanh (dưới 30oC). Nếu sau một lúc lâu mà nhiệt độ không hạ xuống (dưới 30oC) như vậy máy sẽ chạy lâu và quá tải dễ phát sinh sự cố và tuổi thọ máy sẽ giảm. Vì vậy trong trường hợp này phải tìm ra nguyên nhân vì sao máy chạy lâu mà phòng không hạ nhiệt độ, sửa chữa loại trừ nguyên nhân gây ra hiện tượng trên rồi mới sử dụng.

7. Chú ý phòng chống ẩm các mạch điện, phải luôn trong tình trạng khô ráo không ẩm ướt, không bị rò điện, không bị mốc mục.

8. Các phích cắm, ổ cắm điện phải tốt, không lỏng lẻo.

9. Phải chú ý đến những âm thanh lạ phát ra từ máy điều hoà như tiếng va đập lạch cạch, tiếng kêu của động cơ có điện hoặc vỏ máy rung động… phải lập tức ngừng máy tìm nguyên nhân, không dùng cố, khi có tiếng lạ phát ra, tránh để máy hỏng nặng thêm.

10. Nửa năm dùng chổi lông mềm quét bộ phận bên ngoài 1 lần cho hết bụi bẩn. Mỗi năm cho dầu mỡ ổ trục quạt gió 1 lần. Bộ làm lạnh không cần xử lý chỉ cần chải quét bụi bẩn bên ngoài.