Tháp giải nhiệt là gì, chức năng cấu tạo tháp giải nhiệt

Đăng ngày 24 Tháng Hai, 2021 bởi admin - 16561 lượt xem

Tháp giải nhiệt – Cooling tower: Là hệ thống làm mát bằng nước là phương pháp giải nhiệt thường thấy cho các thiết bị trong sản xuất công nghiệp, trong các nhà máy điện, hay trong hệ thống điều hòa không khí… Nước được sử dụng để mang nhiệt từ các thiết bị sau đó thải vào không khí nhờ tháp giải nhiệt.

1. Tháp giải nhiệt là gì?

Tháp giải nhiệt là một thiết bị được sử dụng để chuyển lượng nhiệt dư thừa của nước ra ngoài khí quyển. Cơ chế hoạt động của tháp giải nhiệt có thể hoặc dựa vào sự bay hơi của nước vào không khí để loại bỏ nhiệt, hoặc dựa vào sự trao đổi nhiệt với không khí để giảm nhiệt độ.

Tháp Giải Nhiệt được ứng ụng trong các ngành như điện lạnh, ngành nhựa, thủy hải sản, luyện kim, dược phẩm hay cáp điện. Nó là một thiết bị được sử dụng để giảm nhiệt độ của dòng nước bằng cách trích nhiệt từ nước và thải ra khí quyển. Tháp giải nhiệt tận dụng sự bay hơi bởi thế nước được bay hơi vào không khí và thải ra ngoài khí quyển. Kết quả  là phần nước còn lại được làm mát đáng kể. Tháp giải nhiệt còn có thể làm giảm nhiệt độ của nước thấp hơn các thiết bị chỉ sử dụng không khí để loại bỏ nhiệt  như bộ tản nhiệt của ô tô và do đó  sử dụng tháp giải nhiệt mang lại hiệu quả cao hơn về mặt năng lượng và chi phí.

2. Cấu tạo của tháp giải nhiệt

Cấu tạo của tháp giải nhiệt

Ảnh minh họa: Cấu tạo của tháp giải nhiệt

3. Phân loại tháp giải nhiệt

Có một số cách phân loại tháp giải nhiệt như sau:
Tháp giải nhiệt không tuần hoàn
thap giai nhiet khong tuan hoan
Nguồn nước sử dụng cho loại tháp giải nhiệt này thường là từ nơi có trữ lượng dồi dào và rẻ như sông, suối và nhiệt độ đầu vào của nước thấp. Nước đầu vào thường phải xử lý để chống cáu cặn và vi sinh.
Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín
thap giai nhiet tuan hoan kin
Trong hệ thống tuần hoàn kín, có rất ít hoặc không có mất mát về nước (có nghĩa là luôn có một lượng nước xác định trong đường ống). Nước cấp (nếu có là rất ít) để duy trì cho hệ thống luôn được đầy. Ngoài ra, trong hệ thống tuần hoàn kín, nước luôn có áp lực nên khí dư thừa có thể được loại bỏ thông qua các thiết bị thông khí tự động.
Xử lý nước cho hệ tuần hoàn kín không phải là yêu cầu quan trọng nhất, thay vào đó, quy trình này đòi hỏi các giải pháp chống ăn mòn và ngừa vi sinh. Để xử lý vấn đề này, hóa chất xử lý được đưa vào lúc đầu, sau đó, chất lượng nước tuần hoàn phải được theo dõi một cách thường xuyên và cần bổ sung các hóa chất khác để duy trì theo nồng độ theo khuyến cáo. Ví dụ về các hệ thống tuần hoàn kín bao gồm hệ thống làm lạnh, giải nhiệt máy biến áp, giải nhiệt motor, v.v…
Tháp giải nhiệt tuần hoàn hở
thap giai nhiet tuan hoan ho
Đây là loại tháp giải nhiệt  sử dụng phổ biến nhất trong công nghiệp. Theo phương pháp này, nước tuần hoàn bị hao hụt do bay hơi và được liên tục cấp bù một lượng tương đương, do vậy chất lượng nước thay đổi liên tục. Ngoài ra, do có dòng không khí đi qua tháp nên nước dễ bị hấp thu oxy và có các chất bụi bẩn. Oxy trong nước là nguyên nhân chính của sự ăn mòn và bụi bẩn có thể tích lũy gây ra nghẽn dòng chảy, cũng như làm trầm trọng thêm sự ăn mòn. Ngoài ra, sau khi nước bay hơi, các chất hòa tan vẫn còn lại và tích lũy nhanh chóng. Vì những lý do này, chất lượng nước trong các hệ thống hở phải được thường xuyên theo dõi và kiểm soát.

Có một số cách phân loại tháp giải nhiệt như sau:

a. Tháp giải nhiệt không tuần hoàn

Nguồn nước sử dụng cho loại tháp giải nhiệt này thường là từ nơi có trữ lượng dồi dào và rẻ như sông, suối và nhiệt độ đầu vào của nước thấp. Nước đầu vào thường phải xử lý để chống cáu cặn và vi sinh.

b. Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín

Trong hệ thống tuần hoàn kín, có rất ít hoặc không có mất mát về nước (có nghĩa là luôn có một lượng nước xác định trong đường ống). Nước cấp (nếu có là rất ít) để duy trì cho hệ thống luôn được đầy. Ngoài ra, trong hệ thống tuần hoàn kín, nước luôn có áp lực nên khí dư thừa có thể được loại bỏ thông qua các thiết bị thông khí tự động.

Xử lý nước cho hệ tuần hoàn kín không phải là yêu cầu quan trọng nhất, thay vào đó, quy trình này đòi hỏi các giải pháp chống ăn mòn và ngừa vi sinh. Để xử lý vấn đề này, hóa chất xử lý được đưa vào lúc đầu, sau đó, chất lượng nước tuần hoàn phải được theo dõi một cách thường xuyên và cần bổ sung các hóa chất khác để duy trì theo nồng độ theo khuyến cáo. Ví dụ về các hệ thống tuần hoàn kín bao gồm hệ thống làm lạnh, giải nhiệt máy biến áp, giải nhiệt motor, v.v…

c. Tháp giải nhiệt tuần hoàn hở

Đây là loại tháp giải nhiệt sử dụng phổ biến nhất trong công nghiệp. Theo phương pháp này, nước tuần hoàn bị hao hụt do bay hơi và được liên tục cấp bù một lượng tương đương, do vậy chất lượng nước thay đổi liên tục. Ngoài ra, do có dòng không khí đi qua tháp nên nước dễ bị hấp thu oxy và có các chất bụi bẩn. Oxy trong nước là nguyên nhân chính của sự ăn mòn và bụi bẩn có thể tích lũy gây ra nghẽn dòng chảy, cũng như làm trầm trọng thêm sự ăn mòn. Ngoài ra, sau khi nước bay hơi, các chất hòa tan vẫn còn lại và tích lũy nhanh chóng. Vì những lý do này, chất lượng nước trong các hệ thống hở phải được thường xuyên theo dõi và kiểm soát.

Qua bài viết trên giúp bạn hiểu rõ về tháp giải nhiệt – Cooling tower phân loại một số loại tháp giải nhiệt khác nhau. Nếu bạn cần tư vấn thêm hay bạn có nhu cầu lắp đặt hệ thống Tháp giải nhiệt, vui lòng liên lạc với chúng tôi để được tư vấn dịch vụ tốt nhất. Với tác phong chuyên nghiệp đội ngũ kỹ sư giỏi chúng tôi cam đoan mang tới các dịch vụ tốt nhất, uy tín cho khách hàng!

Chúng tôi rất mong muốn được phục vụ khách hàng về dịch vụ tư vấn thiết kế thi công lắp đặt hệ thống tháp giải nhiệt, hệ thống làm mát. Mọi nhu cầu cung cấp, lắp đặt, thiết kế, tư vấn, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống tháp giải nhiệt hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT IMS VIỆT NAM

Địa chỉ: số nhà A41, khu A1, Khu ĐTM Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 024 38 39 89 78 – Hotline: 0978 161 116

Email: imsvietnam2010@gmail.com

Website: imsvietnam.ac.vn

*** Bài viết liên quan:

Tags: tháp giải nhiệt là gì, thap giai nhiet la gi, chức năng cấu tạo tháp giải nhiệt, chuc nang cau tao thap giai nhiet, phân loại tháp giải nhiệt, phan loai thap giai nhietlắp đặt tháp giải nhiệt, lap dat thap giai nhiet, thi công tháp giải nhiệtthi cong thap giai nhiet